Thủ tục công bố là thủ tục cần thiết đối thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam. Thủ tục công bố thực phẩm sẽ giúp kiểm tra chất lượng của thực phẩm có đạt được chất lượng, tiêu chuẩn,chỉ định kiểm nghiệm thực phẩm,.. theo quy định của Việt Nam trước khi nhập khẩu hay không?
Thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu là doanh nghiệp làm thủ tục công bố về chất lượng thực phẩm nhập khẩu với cơ quan và người tiêu dùng rằng thực phẩm nhập khẩu đạt được chất lượng theo tiêu chuẩn của Việt Nam.
Mỗi loại thực phẩm nhập khẩu sẽ có nhiều Tiêu chuẩn về chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm, có những tiêu chuẩn không được chấp nhận khi làm thủ tục nhập khẩu, do đó Doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ về vấn đề này khi làm công bố nhé. Để tránh việc tốn chi phí và thời gian để làm lại công bố.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài. Để quản lý lý được các thực phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài về nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm,.. thì cần phải công bố thực phẩm nhập khẩu, để đảm bảo được phép nhập khẩu theo các tiêu chuẩn của Việt Nam.
Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều luật an toàn thực phẩm thì công bố thực phẩm nhập khẩu được chia làm hai loại:
Hồ sơ đăng ký bản công bố thực phẩm nhập khẩu bao gồm:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký bản công bố thực phẩm nhập khẩu qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗ hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y Tế quy định, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ 36 tháng tuổi và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy tiếp nhận và đăng ký bản công bố sản phẩm. Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ đã được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đếm của cơ quan tiếp nhận.
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận đăng ký hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.
Bước 4: Nộp lệ phí công bố thực phẩm nhập khẩu.
Nộp đến Bộ Y Tế: đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia đươc phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định
Nộp đến Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Uỷ Ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định: đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi
Những lỗi cần lưu ý đăng ký công bố thực phẩm nhập khẩu:
Nếu có sự thay đổi về tên hàng, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì cần làm thủ tục công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngay khi gửi thông báo.
Hồ sơ công bố phải dùng tiếng Việt, nếu là tài liệu tiếng nước ngoài thì phải dịch qua Tiếng Việt và được công chứng.
DỊCH VỤ THỦ TỤC HẢI QUAN CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ RỒNG BIỂN
Dịch vụ thủ tục hải quan Công ty TNHH Giao Nhận Quốc tế Rồng Biển sẽ hỗ trợ quý khách hàng thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu, giúp cho đơn hàng được nhập khẩu một cách nhanh chóng, chính xác,… tránh phát sinh nhiều chi phi. Tìm hiểu thêm tại đây
Hoặc liên hệ Mr..Jack 0902 620 898 hoặc E-mail: jack@seadragonlogistics.com để được tư vấn thêm nhé!
Nguồn: Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Rồng Biển