Tin tức

QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC RCEP

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP là một trong những hiệp định mới và quan trọng mà Việt Nam tham gia kí kết gần đây. Vậy Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP là gì? Quy tắc xuất xứ trong RCEP có gì khác so với các FTA khác? Mời mọi người cùng công ty Rồng Biển tìm hiểu nhé.

1. HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC RCEP LÀ GÌ?

Hiệp định đổi tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP, tiếng Anh là Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) gồm 15 thành viên. Trong đó, 10 thành viên là các nước đến từ khu vực Đông Nam Á (Asean) và 5 thành viên mà đã có hiệp định thương mại với Asean bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zeland.

Ra đời trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu và chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng, RCEP được kì vọng sẽ điều tiết lại nền kinh tế thế giới cũng như kéo trọng lực kinh tế trung tâm về phía châu Á.

QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC RCEP 02

2. QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC RCEP

a. Quy tắc xuất xứ thuần tuý WO

Những sản phẩm sau đây được xem là có xuất xứ thuần tuý trong hiệp định RCEP:

  • Cây trồng, sản phẩm cây trồng được trồng và thu hoạch tại lãnh thổ của nước thành viên
  • Động vật sống và sản phẩm động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng, thu được từ động vật sống tại nước thành viên
  • Sản phẩm từ giết mổ động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại lãnh thổ nước thành viên
  • Sản phẩm có được do săn, bắt, bẫy tại nước thành viên
  • Khoáng sản được khai thác từ đất, nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển
  • Thuỷ sản được sinh ra và nuôi dưỡng từ trứng, cá bột, cá nhỏ, ấu trùng trong lãnh thổ, lãnh hải của nước thành viên
  • Sản phẩm được đánh bắt, chế biến, sản xuất từ tàu đã được đăng kí và treo quốc kì trong hoặc ngoài lãnh hải của nước thành viên.
  • Hàng đã qua sử dụng để tái chế làm nguyên liệu thô, phế thải, phế liệu trong quá trình sản xuất, tiêu dùng được thu nhặt tại nước thành viên

b. Quy tắc xuất xứ toàn bộ PE

Cũng giống như quy tắc xuất xứ PE trong các hiệp định thương mại khác, PE trong RCEP được xác định là hàng hoá được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu từ một hay hoặc nhiều nước thành viên.

c. Quy tắc hàm lượng giá trị khu vực RVC

Hàm lượng giá trị khu vực RVC trong hiệp định thương mại RCEP cũng được tính bằng hai cách đó là cách tính trực tiếp và gián tiếp.

QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC RCEP 03

d. Quy tắc chuyển đổi mã số hàng hoá CTC

Quy tắc chuyển đổi mã số hàng hoá CTC trong hiệp định RCEP cũng bao gồm 3 cấp độ là CC, CTH và CTSH với sự chuyển đổi mã HS tương ứng ở mức 2, 4, 6 chữ số.

e. Quy tắc De-minimis

De-minimis là tỉ lệ linh hoạt (không đáng kể) nguyên liệu không có xuất xứ, không đáp ứng tiêu chí CTC, nhưng được phép áp dụng.

Tỉ lệ De-minimis trong RCEP được tính dựa vào trị giá đối với 97 chương, trừ chương 50-63 với mức tối đa là 10% và dựa vào trọng lượng đối với chương 50-63 với mức tối đa là 10%

f. Quy tắc phản ứng hoá học CR

Đây là một trong những quy tắc xuất xứ mới của RCEP so với các FTA trước đây. Quy định rằng sản phẩm thu được từ một phản ứng hoá học là hàng hoá có xuất xứ nếu phản ứng hoá học đó diễn ra tại lãnh thổ của một nước thành viên.

3. DỊCH VỤ ĐĂNG KÍ XUẤT XỨ HÀNG HOÁ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI RCEP

Công ty giao nhận Quốc tế Rồng Biển với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thủ tục Hải quan nói chung và đăng kí xuất xứ cho hàng hoá xuất khẩu nói riêng, cùng với thái độ làm việc tận tâm, chuyên nghiệp, chúng tôi tự tin hỗ trợ quý khách hết mình trong việc xin CO – xuất xứ hàng hoá cho hàng xuất khẩu.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Mr.Long – 090 262 0898 để được tư vấn.